CHI CỤC THÚ Y VÙNG II

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Home Tin tức - Sự kiện

Hiểu rõ, hiểu đúng để áp dụng hiệu quả chương trình Một sức khỏe

18-08-2023 03:41 PM

Ông Nguyễn Văn Long (bên phải), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) trao đổi với Tiến sĩ, bác sĩ thú y Pawin Padungtod bên lề hội thảo. Ảnh: Đinh Mười.


Ông Nguyễn Văn Long (bên phải), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) trao đổi với Tiến sĩ, bác sĩ thú y Pawin Padungtod bên lề hội thảo. Ảnh: Đinh Mười.

Lần đầu tổ chức tại Việt Nam

Trong 3 ngày, từ 16-18/8, tại TP Hải Phòng, Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Bộ TN-MT đồng chủ trì tổ chức Hội thảo quốc gia kết nối năng lực thực hiện Điều lệ y tế quốc tế và năng lực ngành thú y.

Dự hội thảo gồm các đơn vị chuyên trách về giảm sát, đáp ứng khẩn cấp với dịch bệnh truyền nhiễm của 3 Bộ cùng các đơn vị liên quan trong khuôn khổ liên ngành y tế - thú y - môi trường. Các tổ chức quốc tế là UNEP, USCDC, USAID, Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Ngân hàng Thế giới, GIZ, WCS, PATH, WWF, IUCN, UNDP, ECTAD,…

Thời gian vừa qua, các vấn đề liên quan đến bệnh truyền lây từ động vật qua người, kháng kháng sinh là các chủ đề được cả thế giới quan tâm do có liên quan mật thiết đến sức khỏe con người. Đây cũng là vấn đề được các cơ quan của ngành y tế, thú y, môi trường Việt Nam quan tâm đặc biệt.

Hiện, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Thú y thế giới đều có điều lệ liên quốc tế quan đến sức khỏe và năng lực triển khai các hoạt động của ngành thú y.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Đinh Mười.


Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Đinh Mười.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, mục đích của hội thảo nhằm giúp các cơ quan Việt Nam hiểu rõ, hiểu đúng để áp dụng hiệu quả các quy định của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Thú y thế giới liên quan đến vấn đề sức khỏe, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người và các vấn đề về kháng thuốc.

Hội thảo sẽ giúp các cơ quan Việt Nam hiểu rõ thực trạng hiện nay, đặc biệt trong công tác phối hợp giữa 3 ngành y tế, thú y và môi trường để triển khai các nội dung công việc. Trong thời gian tới, theo quy định của quốc tế, Việt Nam cần điều chỉnh, bổ sung các quy định, quy chế phối hợp để có thể kiểm soát tốt vấn đề Một sức khỏe, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, kháng thuốc và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế.

Bên cạnh đó, các tổ chức thế giới sẽ giới thiệu giúp Việt Nam cách tiếp cận để tự đánh giá năng lực trong bối cảnh các mối nguy dịch bệnh, kháng thuốc đang ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp. Các tổ chức, chuyên gia quốc tế cũng sẽ giới thiệu các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam những bộ công cụ hướng dẫn để chúng ta có thể triển khai đánh giá thực trạng một cách tốt nhất.

“Đây là hội thảo quốc tế vô cùng quan trọng, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, có sự tham gia của các tổ chức hàng đầu quốc tế về sức khỏe cũng như các Bộ, ngành như: NN-PTNT, Y tế, TN-MT để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, hiểu rõ các quy định. Từ đó, chúng ta có các giải pháp để báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền tổ chức triển khai, chỉ đạo trong thời gian tới từ Trung ương đến cơ sở”, ông Nguyễn Văn Long nhấn mạnh.

Đại diện các tổ chức quốc tế lắng nghe các thông tin báo cáo từ các đơn vị của Việt Nam. Ảnh: Đinh Mười.


Đại diện các tổ chức quốc tế lắng nghe các thông tin báo cáo từ các đơn vị của Việt Nam. Ảnh: Đinh Mười.

7 bước then chốt

Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, tại hội thảo lần này, các tổ chức quốc tế sẽ giới thiệu 7 bước để thực hiện tốt việc kiểm soát dịch bệnh, vì mục tiêu sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường bền vững.

Cụ thể, đó là cùng nhau nhận diện các vấn đề, chuẩn bị cơ sở pháp lý, chuẩn bị các chương trình hành động, nguyên vật liệu liên quan để chúng ta sẵn sàng triển khai công việc. Phối hợp để cùng nhau triển khai tốt nhất ở các góc độ về thú y, y tế và môi trường. Xem lại việc triển khai cả quá trình có những thuận lợi và khó khăn vướng mắc. Cuối cùng là phối hợp giữa các ngành để đạt đến đích là Một sức khỏe.

Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, ngành thú y, y tế, môi trường,… đã tham mưu Đảng, Chính phủ có các chỉ đạo rõ ràng, như Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra các nhiệm vụ ngành Thú y phải làm. Sau khi có Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cụ thể hóa bằng các chỉ đạo liên quan tới nội dung quan trọng này.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 7 Đề án chương trình, kế hoạch quốc gia, đặc biệt là Đề án tăng cường năng lực ngành Thú y các cấp, kế hoạch triển khai các hoạt động ưu tiên của ngành Thú y để đạt mục tiêu Một sức khỏe, kiểm soát được dịch bệnh và kháng thuốc.

Từ căn cứ pháp lý đầy đủ đó, các chương trình hành động được Bộ NN-PTNT cụ thể hóa bằng các chỉ đạo và tổ chức triển khai hiệu quả vào thực tiễn. Các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương đã và đang được đầu tư, tăng cường năng lực để sẵn sàng ứng phó với tất cả các mối nguy từ dịch bệnh, kháng thuốc. Việt Nam cũng kết hợp rất chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia và kinh phí triển khai các quy định của quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực này.

“Trong vấn đề Một sức khỏe, chúng ta đang làm tốt. Thời gian tới, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quy định rõ ràng và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là việc phối hợp giữa 3 Bộ: Y tế, NN-PTNT và TN-MT, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, chúng ta sẽ triển khai được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát kháng thuốc vì sức khỏe con người, sức khỏe động vật và sức khỏe môi trường bền vững”, ông Nguyễn Văn Long khẳng định.

Năng lực của ngành thú y Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện. Ảnh: Đinh Mười.


Năng lực của ngành thú y Việt Nam thời gian qua đã được cải thiện. Ảnh: Đinh Mười.

Trao đổi bên lề hội thảo, Tiến sĩ, Bác sĩ Thú y Pawin Padungtod - Điều phối viên kỹ thuật cấp cao Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp dịch bệnh động vật xuyên biên giới (ECTAD) cho rằng, trong hơn 20 năm qua, năng lực của ngành thú y đã được cải thiện.

Những năm đầu của thế kỷ 21, ngành thú y đã đóng góp hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh trên người. Minh chứng có thể thấy rõ nhất là trong đại dịch Covid-19,… rất nhiều phòng thí nghiệm trực thuộc Cục Thú y đã được hình thành và có năng lực trong việc chẩn đoán, xét nghiệm cũng như cấp giấy chứng nhận cho người dân.

Cũng theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thú y Pawin Padungtod, những kết quả đã đạt được và những nội dung được trao đổi tại cuộc hội thảo sẽ giúp các tổ chức nhìn nhận và đưa ra kế hoạch hành động liên ngành giữa lực lượng thú y, y tế và tài nguyên môi trường. Đây cũng sẽ là cơ sở để các tổ chức quốc tế huy động những nguồn ngân sách để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh.

Đinh Mười-Báo Nông nghiệp Việt Nam

"Trước đây, chúng ta có 2 công cụ để đánh giá năng lực là IHR và PVS. Trong đó, IHR là công cụ để đánh giá năng lực ngành y tế và công cụ PVS để đánh giá năng lực của ngành thú y. Hai công cụ này trước đây được tiến hành độc lập. Tuy nhiên, tại hội thảo này, năng lực của 2 ngành sẽ được đánh giá chung với nhau, những vấn đề trung lặp giữa 2 ngành sẽ được so sánh, đánh giá lại. Từ đó, chúng ta biết được cần đầu tư thêm cái gì để vận động nguồn tài trợ", Tiến sĩ, bác sĩ Thú y Pawin Padungtod chia sẻ.

gia-dich-vu.png

SPDVTS.jpg

san-pham-thit.jpg

Dang.png

Doan.png

Congdoan.png

DDNong.png


Ghi rõ nguồn 'Trang Thông tin điện tử Chi cục Thú y vùng II' hoặc 'https://www.raho2.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.
An error has occurred. This application may no longer respond until reloaded. Reload 🗙